Bóng đèn huỳnh quang được sử dụng hầu hết ở các hộ gia đình hiện nay. Là một công cụ hữu ích cho việc chiếu sáng bền bỉ và có mức giá thành tương đối thấp nên được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Tuy được sử dụng nhiều nhưng liệu bạn đã biết cách thay bóng đèn huỳnh quang khi bóng đèn của bạn đang gặp vấn đề chưa? Qua bài viết sau, cùng Tô Nga Dũng tìm hiểu cách thay bóng đèn huỳnh quang nhé!
Tìm hiểu cấu tạo của bóng đèn huỳnh quang
Bóng đèn huỳnh quang gồm có 2 bộ phận gồm bóng bóng đèn và máng đèn:
Máng đèn bao gồm 2 bộ phận là tắc te và chấn lưu:
- Tắc te: Hay còn được gọi là chuột đèn huỳnh quang là thiết bị dùng để khởi động đèn bằng cách phóng điện. Cấu tạo của tắc te gồm 2 thanh kim loại được đặt gần sát với bóng thủy tinh. Khi đó, 2 thanh kim loại này đóng vai trò giúp mạch điện ở đầu bóng đèn kết nối với nhau và sản sinh ra các điện tử tự do.
- Chấn lưu: Hay bộ tăng phô là thiết bị đóng vai trò dùng để điều chỉnh và ổn định dòng điện. Bên trong chấn lưu sẽ có cuộn dây cảm kháng để duy trì độ tự cảm. Từ đó, giúp ổn định điện áp trong đèn dao động từ 80V đến 140V.
Bóng đèn: Thường có kích thước phổ biến từ 0.6 mét đến 1.2 mét. Với thành phần cơ bản gồm 2 điện cực hai đầu làm bằng vonfram (ký hiệu W). Bóng đèn có hình trụ được làm bằng thủy tinh. Phần bên trong bóng chứa một chút hơi thủy ngân, khí trơ và lớp bột huỳnh quang (hay còn gọi là bột photpho) phủ bề mặt bên trong.
Dấu hiệu nhận biết bạn cần phải thay một bóng đèn huỳnh quang mới đó là khi bóng đèn có hiện tượng nhấp nháy, ánh sáng bị mờ (ánh sáng tối hơn bình thường) hoặc hai đầu bóng đèn bị ám đen. Đây chính là dấu hiệu bạn cần nên thay bóng đèn mới vì thông thường một bóng đèn huỳnh quang có thể phát sáng sau 10.000 giờ.
Cách thay bóng đèn huỳnh quang nhanh chóng
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần đảm bảo mình đã ngắt cầu dao trước khi thực hiện thay bóng đèn để đảm bảo an toàn.
Bước 2: Nếu khu vực thay bóng đèn ở trên cao cần chắc chắn rằng bạn sẽ sử dụng thang hoặc ghế để đứng vững tránh những sự cố khi đang thực hiện thay bóng đèn.
Bước 3: Tháo bóng đèn cũ bằng cách xoay bóng để thanh kim loại của bóng đèn khớp với máng đèn rồi kéo ra khỏi máng đèn.
Bước 4: Lấy bóng đèn mới rồi đưa vào máng đèn (ngược lại với bước 3) rồi xoay bóng đèn để cố định.
Bước 5: Sau đó bật cầu dao và bật công tắc điện lên. Nếu đèn sáng bình thường là bạn đã thực hiện thành công.
* Lưu ý: Sau khi làm tất cả các bước như trên nhưng đèn không sáng bạn cần chú ý đến 2 trường hợp sau:
- Nếu đèn không sáng hoặc chập chờn thì có thể tắc te của đèn đã bị hư. Vì vậy, bạn chỉ cần thay tắc te thì đèn sẽ hoạt động bình thường.
- Nếu đã thay bóng đèn và tắc te mới nhưng đèn không hoạt động thì khả năng cao là chấn lưu đã bị hư. Khi đó bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của thợ điện có chuyên môn để thay chấn lưu mới.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn trong việc thay bóng đèn huỳnh quang.